Cập nhật: Thứ tư, 13 Tháng 5 2020 09:06

Cáp quang tiếp thêm sức mạnh phát triển 5G

Internet Cáp quang cung cấp dung lượng băng thông gần như không giới hạn, có khả năng cải tiến cao so với cáp đồng, không ảnh hưởng bởi các điều kiện ẩm ướt.

ctr 15885161758311654104384 crop 15885623503141509134251

Dưới đây là chia sẻ của Ông Dennis Kom - Giám đốc Khách hàng Chiến lược & Toàn cầu, khu vực châu Á Thái Bình Dương, Enterprises Networks và ông Paul Ng - Giám đốc Marketing khu vực Đông Nam Á, Carrier Networks, Corning Optical Communications.

Sự gia tăng các kết nối Internet tốc độ cao và việc sử dụng các thiết bị di động ngày càng phổ biến tại Việt Nam đã thúc đẩy sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Theo nghiên cứu về nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á mới nhất được thực hiện bởi Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế Internet của Việt Nam đang tăng trưởng hơn 40% mỗi năm, giá trị tăng trưởng đạt 12 tỷ USD năm 2019, chủ yếu đến từ các ngành chủ chốt như thương mại điện tử, dịch vụ gọi xe và thanh toán điện tử.

Với nhu cầu về băng thông của doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng gia tăng, yêu cầu cấp bách là quốc gia cần thiết lập một cơ sở hạ tầng mạng đủ mạnh và hiện đại.

Hệ thống mạng cũng cần đáp ứng được nhu cầu băng thông của các ngành thương mại, cần có sự phối hợp nhịp nhàng để tận dụng được đầy đủ tiềm năng của ngành công nghiệp 4.0. Trong đó 5G sẽ đóng vai trò chủ đạo, làm tiền đề cho các công nghệ mới như xe tự lái, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet kết nối vạn vật (IoT) làm tăng công suất cho các nhà máy thông minh trong tương lai.


Cơ sở hạ tầng là chìa khóa để triển khai 5G

5G sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nhiều quốc gia và tổ chức mới chỉ bắt đầu phát triển kế hoạch triển khai, sẽ cần cả thời gian và đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Các nhà khai thác mạng di động tại châu Á dự kiến sẽ đầu tư hơn 570 tỷ USD từ năm 2018 đến năm 2025 cho riêng cơ sở hạ tầng, và 370 tỷ USD cho việc triển khai 5G.

Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để hỗ trợ các kế hoạch trong việc đẩy mạnh mở rộng mạng lưới kết nối, nhằm cung cấp Internet trên toàn quốc. Các khoản đầu tư này được Ngân hàng Thế giới ước tính trị giá 25 tỷ USD mỗi năm, dành cho các dự án hàng đầu về cơ sở hạ tầng trong kế hoạch nhằm giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế.

Với kế hoạch triển khai 5G trên toàn quốc, Việt Nam cần sử dụng các vật liệu chất lượng cao có khả năng cải tiến và vận hành hiệu quả để tránh những chi phí tốn kém cho nâng cấp sau này.

Đến năm 2025, dự đoán sẽ có hơn 21 tỷ thiết bị IoT và các mạng lưới sẽ cần phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu băng thông đang tăng trưởng mạnh. Trước kia, đồng từng được coi là chất liệu tiêu chuẩn trong cơ sở hạ tầng mạng, nhưng hiện tại nó đã trở nên lỗi thời khi mà sợi cáp quang cải tiến sẽ dẫn đầu xu thế trong tương lai.

Sợi cáp quang là vật liệu tương lai

pasted image 0 1

Sợi cáp quang cung cấp dung lượng băng thông gần như không giới hạn và có khả năng cải tiến cao so với cáp đồng. Mặc dù có chi phí lắp đặt thấp hơn, cáp đồng yêu cầu chi phí bảo trì cao hơn vì sẽ phải bỏ toàn bộ hệ thống để thay thế, trong khi đối với cáp quang thì không cần thiết.

Bên cạnh tốc độ và khả năng cải tiến, sợi quang cũng có tốc độ truyền tín hiệu nhanh hơn đáng kể và rủi ro mất tín hiệu thấp hơn. Việc cải thiện độ trễ sẽ cho phép các giải pháp mới sáng tạo như công nghệ thực tế tăng cường (AR) cũng như tiến hành phẫu thuật bằng robot từ xa một cách trơn tru. Vì không có dòng điện chạy qua cho nên cáp quang không phải đối diện với nguy cơ cháy nổ. Sợi cáp quang cũng không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ẩm ướt giống như cáp đồng và ít bị hư hại hơn, đồng nghĩa với việc chi phí thay thế, bảo trì và sửa chữa thấp hơn.

Đi đầu trong lĩnh vực này, Corning đã phát triển các giải pháp tiên tiến bao gồm dây cáp cho cả môi trường trong nhà và ngoài trời nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng. Một cải tiến đáng chú ý chính là cáp quang MiniXtend của Corning, với 288 sợi quang trong dây cáp có đường kính dưới 1 cm, giảm tới 50% về kích thước so với cáp ống lỏng tiêu chuẩn. Đối với các kết nối mạng cần số lượng sợi lớn, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng đóng vai trò làm "xương sống" cho mạng 5G hoặc kết nối trung tâm dữ liệu, dây cáp quang mật độ cực cao Rocket Ribbon của Corning cung cấp tới 3.456 sợi (theo thiết kế), có tốc độ lắp đặt nhanh hơn 30% so với các thế hệ cáp trước.

Với việc một sợi cáp quang duy nhất có thể truyền tải hàng nghìn tỷ bit dữ liệu mỗi giây, cáp quang Corning sẽ mang lại cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng các giải pháp mạng linh hoạt và có khả năng nâng cấp mở rộng cao, phục vụ cho mục đích cải tiến cơ sở hạ tầng mạng của các doanh nghiệp và quốc gia.

Chuẩn bị triển khai và áp dụng 5G

Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc đang cạnh tranh để trở thành nước dẫn đầu trong việc phát triển và mở rộng 5G. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng đưa ra các kế hoạch phát triển.

Việt Nam đang ưu tiên các khu vực đô thị trọng điểm có mức sử dụng dữ liệu cao như TP. HCM và Hà Nội trong kế hoạch triển khai 5G. Với mục tiêu trở thành nước dẫn đầu trong khu vực về thí điểm và triển khai 5G, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhấn mạnh những lợi ích chính của 5G đối với nhiều ngành theo ngành dọc như vận tải và chăm sóc sức khỏe, với tầm nhìn nhằm hiện thực hóa thành phố thông minh.

Tập đoàn Viettel tiến hành thử nghiệm tại nhiều khu vực và đang đầu tư mạnh vào thiết bị 5G, áp dụng phương pháp tiếp cận công nghệ 5G "tự phát triển". Viettel đang chuẩn bị ra mắt dịch vụ không dây vào năm 2021, sau khi kết thúc các thử nghiệm mạng bổ sung vào năm 2020, giúp Việt Nam giữ vị trí tiên phong trong việc triển khai 5G ở khu vực Đông Nam Á.

Tương tự, các quốc gia khác ở Đông Nam Á, bao gồm Singapore, cũng đã công bố kế hoạch ra mắt công nghệ 5G. Cơ quan phát triển truyền thông Infocomm (IMDA) của nước này tuyên bố vào hồi tháng 10 rằng họ sẽ cấp giấy phép cho tối đa bốn mạng 5G vào năm 2020. Đây coi là "xương sống của nền kinh tế kỹ thuật số Singapore", IMDA đang tìm cách hỗ trợ đổi mới thông qua nhiều sáng kiến với kỳ vọng rằng ít nhất một nửa đất nước sẽ được phủ sóng mạng 5G vào cuối năm 2022.

Việc triển khai thành công 5G sẽ thay đổi cách thức giao tiếp của người tiêu dùng, phương pháp hoạt động của các doanh nghiệp và có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của một quốc gia. Khi Việt Nam và phần còn lại của Đông Nam Á bắt đầu triển khai mạng 5G, các quốc gia này cần phải cân nhắc việc xây dựng một cơ sở hạ tầng đủ để phục vụ nhu cầu của các thành phố đông dân lẫn các khu vực nông thôn, để ai cũng có thể hưởng đầy đủ lợi ích mà 5G đem lại.

 

Ngày đăng: Thứ ba, 12 Tháng 5 2020